NHỮNG GÌ CHÚNG TA THẬT SỰ MUỐN CÒN HƠN CẢ TIỀN
Rất nhiều người muốn được như Mark Zuckerberg
Nhưng họ muốn gì khi được như Mark? Có lẽ là tiền. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chi trả hóa đơn hàng tháng, cả chục tỷ đồng của Mark thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng khi bạn đã đạt được 200 ngàn đô la, 500 ngàn đô la, 1 TRIỆU đô la mỗi năm, thì… Tiền có còn cho bạn động lực không?
Thế nhưng thật kỳ lạ, những cái tên như Mark Zuckerberd, Bill Gates, Steve Jobs,… Vẫn tiếp tục kiếm được thêm nhiều tiền hơn mỗi năm.
Tại sao không phải là Kjeld Kristiansen? Anh ta đáng giá tận 9,4 tỷ đô la, và gia đình anh ấy đã tạo ra LEGO. Carlos Helu nữa. Anh ta còn đáng giá hơn cả Zuck (72,9 tỷ đô la). Bạn đã bao giờ nghe về Ingvar Kamprad chưa? Anh ấy là founder của Ikea. Sao không ai hứng thú với họ nhỉ?
SỰ THẬT LÀ: CÓ NHỮNG THỨ CHÚNG TA CÒN QUAN TÂM NHIỀU HƠN CẢ TIỀN.
Hãy thử hình dung thế này: Bạn đang đi trên đường, chuẩn bị bước vào một của hàng cà phê, nhưng chợt có người cản bạn lại và thì thầm vào tai bạn:
“Tôi chỉ muốn nói rằng, tôi thật sự mến mộ công việc bạn đang làm”
Câu nói đó sẽ khiến bạn cảm thấy thế nào?
Giờ hãy hình dung bạn đang trong một buổi họp lớp năm cấp 3. Một người quen cũ tiếp cận và hỏi bạn:
“Hiện tại cuộc sống của cậu đang thế nào rồi? Cậu đang làm nghề gì?”
Bạn muốn là ai? Một người gác cổng hay một chủ doanh nghiệp?
Những thống kê chỉ ra rằng, mọi người thường chọn “chủ doanh nghiệp”. Đây có phải là do khởi nghiệp thì sẽ giàu hơn đi làm bảo vệ. Có thể. Nhưng sự thật còn sâu sắc hơn như vậy nữa.
Bây giờ, tôi lại giả sử bạn có hai lựa chọn nghề nghiệp sau đây, và hãy chọn một trong hai nhé:
1. Làm một Tang Trưởng (người tổ chức tang lễ)
2. Làm một giáo sư đại học
Làm Tang Trưởng kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng “giáo sư đại học” nghe thích hơn rất nhiều, đúng chứ?
Chúng ta muốn những thứ còn hơn cả giàu có: Chúng ta muốn SỰ VĨ ĐẠI.
“Hành vi cá nhân phần lớn được thúc đẩy bởi uy thế, sự nổi tiếng và sự công nhận.”
– Douglas Bernheim, Bàn về tính thích ứng –
DANH TIẾNG CỦA BẠN HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Tôi bị cuốn hút bởi cách mà nền văn hóa của chúng ta định nghĩa sự thành công.
Những nhà xã hội học nói với chúng ta rằng con người dùng quyền lực, tài sản và uy thế để đo lường trạng thái của một cá nhân. Trong ba thứ trên, xã hội của chúng ta đang ngày càng tập trung vào uy thế.
Những trào lưu hiện tại về việc trở nên nổi tiếng trên mạng, là một ví dụ rất trực quan. Chúng ta thèm khát các lượt “like” trên Instagram. Chúng ta đăng bài trên Snapchat, hi vọng có ai đó xem. Bài viết của chúng ta được đề xuất trên trang chính của Medium sẽ làm ta thấy khóai trá. Chúng ta mong muốn được “retweet” trên Twitter.
“Chúng ta mong những người xa lạ muốn tìm gặp mình, cũng như chúng ta muốn tìm gặp những người nổi tiếng chẳng có họ hàng gì với ta.”
LIỆU VIỆC MUỐN TRỞ NÊN ĐƯỢC YÊU THÍCH CÓ XẤU KHÔNG?
Không thể nói rằng danh tiếng không quan trọng. Cá nhân tôi còn thấy rằng danh tiếng rất quan trọng. Càng có nhiều người công nhận công việc của tôi, tôi lại càng có nhiều khách hàng.
Thế nên việc hi vọng mình được mọi người công nhận không hề sai trái. Thứ sai trái ở đây là: Sự thất vọng.
Rất nhiều người trẻ ngày nay cảm thấy thất vọng chỉ vì không được khen ngợi trên Instagram.
Các tác giả thất vọng vì sách của họ không lọt vào best seller.
Những người làm phần mềm máy tính thất vọng vì không được top 1 trên Product Hunt.
Đấy là một vòng lẩn quẩn: Khi mọi người tập trung vào bản thân mình hơn, và chỉ mong muốn mình được khen chứ không phải ai khác, thì sẽ có ít lời khen được cho đi hơn. Dẫn đến kết quả là tất cả đều đói khát tìm kiếm sự công nhận mà không hề muốn công nhận người khác.
BẠN CÓ THỂ KHÁC BIỆT
Hãy nhìn vào một cơ hội CỰC KỲ LỚN: Khi mà mọi người đều theo đuổi sự hào nhoáng trên mạng xã hội, bạn có thể trở nên khác biệt: Bạn có thể TẬP TRUNG vào việc hiểu con người hơn.
Tại sao lại như thế?
Bởi vì con người thật ra đều thèm khát một thứ: Sự kết nối. Sâu thẳm trong lòng, họ muốn được thấu hiểu.
Bạn càng hiểu con người, bạn càng có thể phục vụ họ tốt hơn. Bạn sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tốt hơn, viết những quyển sách tốt hơn, tạo nên những phần mềm tốt hơn
“Steve Jobs đã phát triển sản phẩm của mình dựa trên sự thấu hiểu về con người của anh ấy”
– Bill Gates –
Tập trung vào cái tôi của bản thân không thể mang lại kết quả tốt cho công việc. Thay vào đó, hãy dùng công việc của bạn như một sự phục vụ cho xã hội.
Đừng cố gắng để được mọi người biết đến nhiều hơn. Thay vào đó hãy biết nhiều hơn về mọi người.
Thân mến.
Tác giả: Justin Jackson
Người dịch: Arttuna